(VEN) - Nợ nần ngân hàng đang là đề tài dư luận xã hội cũng như các cơ quan chức năng của Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tìm cách xử lý nợ nần cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế là việc làm cấp thiết hiện nay. >>Thông tin habubank nợ nần là sai sự thật Thời gian gần đây, thông tin về tỷ lệ nợ nần trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam được các chuyên gia, nhà quản lý cũng như một số tổ chức đánh giá tín nhiệm đưa ra rất khác nhau và có dấu hiệu gia tăng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cuối năm 2011 thì nợ nần trong toàn hệ thống ngân hàng mới chỉ là 3,39%; đến 31/5/2012, tổng hợp báo cáo của các tổ chức tín dụng cho thấy, tỷ lệ nợ nần khoảng 4,47%; sơ kết hoạt động ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ nần trong hệ thống ngân hàng tính đến ngày 31/3/2012 là 8,6%, tương đương 202.000 tỷ đồng; còn Tổ chức quốc tế Fitch Rating lại nhận định con số nợ nần hiện tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam là khoảng 13%; ngày 7/6 vừa qua, tại diễn đàn của Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng, tỷ lệ nợ nần trong hệ thống ngân hàng khoảng 10%. Tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII khai mạc ngày 16/7/2012, Ban Công tác Đại biểu đã đệ trình chương trình dự kiến kỳ họp thứ 10 sẽ có thêm 4 thành viên Chính phủ tiếp tục trả lời chất vấn, trong đó có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Theo đó, ông Bình sẽ phải giải trình các vấn đề về điều chỉnh lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khắc phục và giảm dần nợ nần trong hệ thống ngân hàng… Mong muốn góp một phần cùng các nhà quản lý và các ngân hàng xử lý nợ nần, ngày 13/7/2012, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi) đã đề xuất 10 giải pháp, với 3 khuyến nghị các ngân hàng thương mại: Thú nhất, chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ nần, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ để bù đắp tổn thất, làm tăng khả năng tài chính nội tại. Thứ hai, có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý để giảm chi phí hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phòng tỷ lệ nợ nần. Thứ ba, chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi. Trong trường hợp các doanh nghiệp nợ có lịch sử quản trị kinh doanh tốt thì có thể chuyển 1 phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn để hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại phát triển/hoặc chuyển nợ quá hạn, nợ nần thành cổ phần và chuyển vị thế ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Đây là thực tiễn thành công khá phổ biến của thế giới không những cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn của ngân hàng. Và 7 đề xuất về cơ chế từ phía Nhà nước: Thứ nhất, tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng lên 40%, nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài lên 25% hoặc 30% trên vốn điều lệ để tăng sức hấp dẫn thu hút vốn FII. Việc này thực hiện sớm khoảng 3 năm các ngân hàng thương mại có thể huy động thêm được vài tỷ USD. Thứ hai, cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém. Nhiều nước châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia… đã rất thành công với giải pháp này giúp cho hệ thống ngân hàng của họ nhanh chóng hồi phục trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng 1996-2001. Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng thương mại thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém. Việc hỗ trợ này là vì mục tiêu xử lý nợ nần và làm cho hệ thống ngân hàng thương mại mạnh lên. Thực tế, các ngân hàng mạnh họ chỉ tự nguyện mua lại các ngân hàng yếu kém khi thấy có lợi vì họ phải có trách nhiệm với các cổ đông. Thứ tư, miễn các loại thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp… cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy phát triển thị trường này, thúc đẩy các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào thị trường mua bán nợ. Thứ năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nghiệp vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm làm giảm lãi suất huy động, giúp cho các ngân hàng thương mại có điều kiện huy động vốn dài hạn, qua đó thúc đẩy tiến trình chứng khoán hóa các khoản nợ, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, tăng tính ổn định trong huy động vốn cho các ngân hàng thương mại. Thứ sáu, cần có nhiều giải pháp hữu hiệu phá băng thị trường bất động sản. Hiện vẫn còn hàng triệu người chưa có khả năng mua nhà, nếu giá nhà chỉ ở mức vài trăm triệu đồng/căn thì nhu cầu thực tế là rất lớn. Nếu Nhà nước và doanh nghiệp bất động sản đáp ứng được nhu cầu trên thì chẳng những giải quyết được vấn đề an sinh xã hội mà còn đạt được mục tiêu phá băng thị trường bất động sản, nợ nần trong ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản…vì thế cũng sẽ giảm nhanh chóng. Để thực hiện việc này, cần nhanh chóng biến sáng kiến căn hộ nhỏ tối thiểu 25 m2 thành hiện thực; chính quyền địa phương (nhất là các đô thị lớn) cần đẩy nhanh thủ tục hành chính cấp, sửa đổi giấy phép xây dựng nhà ở để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng trong nước; nên giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho các ngành bất động sản và vật liệu xây dựng để giúp giảm giá thành xây dựng nhà ở, kích thích doanh số của các ngành này tăng nhanh từ đó tiền thuế giảm chưa hẳn đã bị giảm mà có còn tăng. Thứ bảy, cơ cấu lại phân bổ ngân sách cho năm 2013 theo hướng tăng chi cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Việc này không đặt mục tiêu tăng thâm hụt ngân sách mà là tăng chi cho phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở giảm chi ở các ngành, lĩnh vực chưa cấp thiết để kích thích nhiều ngành kinh tế phát triển, qua đó góp phần giảm nhanh tỷ lệ nợ nần trong hệ thống ngân hàng thương mại./. Lan Ngọc |
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012
Nợ nần ngân hàng và giải pháp đề xuất xử lý của Vafi
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét