Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Lời khuyên của Thống đốc và nỗi buồn ngành ngân hàng

Lời khuyên của Thống đốc và nỗi buồn ngành ngân hàng

Sau khi Thống đốc có ý kiến trực tiếp, câu trả lời cho khoản vay mà doanh nghiệp phải chạy đôn chạy đáo 1 tháng sẽ có sau 1 ngày.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Dịch vụ ngân hàng hiện được coi là thị trường có cạnh tranh gay gắt bởi số lượng các ngân hàng nhiều, phân khúc thị trường, mục tiêu phát triển của các ngân hàng cũng giống nhau. Theo logic thông thường khách hàng như vậy chắc chắn sẽ nhận được dịch vụ rất tốt, cạnh tranh, nhưng có lẽ không phải vậy.
Câu chuyện đi vay vốn: Muôn thuở khó khăn
Tại hội nghị đối thoại giữa các ngân hàng và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội vừa qua có doanh nghiệp đã chia sẻ câu chuyện đi vay vốn đầy vất vả của mình. Chị Nguyễn Thu Hà, Tổng giám đốc công ty chuyên cung cấp máy móc xây dựng cho biết suốt 1 tháng qua kế toán trưởng của công ty đã chạy đi chạy lại để đáp ứng yêu cầu của hồ sơ vay vốn.
“Công ty chúng tôi hiện đang vay vốn tại 3 ngân hàng và trong suốt thời gian vay chưa một lần trễ hẹn trả nợ dù chỉ 1 ngày. Thế nhưng khi muốn nhập lô máy giá rẻ, làm hợp đồng vay vốn của Vietinbank chi nhánh Hà Nội thì mãi không nhận được câu trả lời” – chị Hà nói.
Cứ vài ngày, vị nữ tổng giám đốc lại hỏi nhân viên bao giờ tiền về để đàm phán ký hợp đồng thì lại nhận được câu trả lời: Chị ơi, em đang phải bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng.
Điều chị Hà cảm thấy nản lòng là nếu doanh nghiệp của mình là có tiền lệ chây ỳ trả nợ thì ngân hàng chắc sẽ phải thẩm định, yêu cầu gắt gao mới cho vay, nhưng suốt thời gian qua công ty chị luôn đúng hẹ trả nợ.
“Lòng tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp đã xuống rất thấp. Đây là điều rất nguy hại”- chị Hà bộc bạch.
Hơn nữa việc ngân hàng lần khần không trả lời rõ ràng khiến doanh nghiệp lâm vào cảnh “đi mắc núi trở lại mắc sông” không biết xử lý thế nào, trong khi cơ hội kinh doanh thì cứ qua đi.
Lời khuyên và yêu cầu của Thống đốc
“Theo tôi chị nên bỏ ông ngân hàng đó đi và chuyển sang ngân hàng khác. Các ngân hàng hiện đang phải cạnh tranh nhau rất ác, và nếu doanh nghiệp chị đúng như gì chị đã nói thì là doanh nghiệp hạng A rồi. Thời điểm hiện tại các ngân hàng đang đỏ mắt đi tìm doanh nghiệp như vậy”- Thống đốc Nguyễn Văn Bình gợi ý cho chị Hà.
Cùng với lời khuyên cho doanh nghiệp, ngay tại hội nghị Thống đốc yêu cầu đại diện Vietinbank, trực tiếp là chi nhánh Hà Nội phải có câu trả lời rõ ràng với doanh nghiệp, có cho vay hay không. Thời hạn ông đặt ra cho ngân hàng là 2 ngày.
Lúc đó, đại diện cho Vietinbank Chi nhánh Hà Nội thậm chí còn hứa với Thống đốc rằng ngay chiều hôm đó sẽ có câu trả lời chính thức với trường hợp doanh nghiệp của chị Hà.
1 tháng và 1 ngày
Bỏ qua một bên chuyện chị Hà có vay được vốn hay không? Vì lý do gì? Có thể thấy chỉ sau một lời nói của vị tư lệnh ngành ngân hàng câu chuyện của 1 tháng rút xuống chỉ còn 1 ngày cho thấy nhiều điều.
Trước hết từ phía Vietinbank là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam với đối tượng phục vụ lên đến hàng chục ngàn doanh nghiệp. Nếu như chỉ 5-10% số lượng doanh nghiệp chịu cảnh chạy đi chạy lại 1 tháng mà không biết có được vay hay không thì có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh đã kém hiệu quả thế nào.
Dù cho sau chỉ đạo của Thống đốc việc xét duyệt hồ sơ của doanh nghiệp được thực hiện nhanh “kinh ngạc” thì nó cũng cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu kỷ luật của hệ thống ngân hàng nhất là trong hoạt động nghiệp vụ của mình.
Một việc rất nhỏ của doanh nghiệp bình thường nhưng chỉ được giải quyết nhanh khi Thống đốc ngân hang Trung ương yêu cầu.
Có vẻ các ngân hàng vẫn còn tâm lý doanh nghiệp đến để vay tiền của mình, và doanh nghiệp cần mình chứ không hiểu đó là khách hàng, những người đem lại doanh thu lợi nhuận cho ngân hàng, những người chi trả tiền lương cho cán bộ ngành ngân hàng.
Đó là thực tế đáng buồn!
Thay cho lời kết là lời phát biểu của Phó chủ tịch Thành phố Hà Nội, Nguyễn Huy Tưởng: “Tôi mong các vị lãnh đạo ngân hàng chỉ đạo cán bộ cấp dưới làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa và đừng vô cảm với doanh nghiệp”.
Theo TTVN

Hạ lãi suất: Ngân hàng nói đã giảm, doanh nghiệp bảo chưa !?

Hạ lãi suất: Ngân hàng nói đã giảm, doanh nghiệp bảo chưa !?

Theo công bố, đa số các NHTM đã thực hiện chỉ thị trên và công bố giảm lãi suất nợ cũ. Tuy nhiên, đại diện một số doanh nghiệp than thở, đây chỉ là “chiêu bài”, vì ngân hàng vẫn đang chần chừ, kéo dài thời gian giữ vốn...
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Trong cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với ngân hàng về lãi suất và cơ cấu lại nợ mới đây, bà Nguyễn Thị Mai Sương, giám đốc NHNN chi nhánh Hà Nội cho biết, đến nay, toàn bộ 12 ngân hàng cổ phần và 8 công ty tài chính có trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh các ngân hàng quốc doanh đã giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15% một năm. “Các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đã giảm được 30-50% tổng số các hợp đồng vay lãi suất cũ trên 15%. Riêng Vietcombank và BIDV đã giảm 100%. Các ngân hàng khác đang rà soát và cố gắng trong tháng 7 sẽ hoàn tất đưa lãi suất khoản vay cũ về 15%”, bà Sương thông tin thêm.
Trước đó, đại diện NHNN chi nhánh TP.Hồ Chí Minh cũng cho biết, một số ngân hàng trên địa bàn đã điều chỉnh các món vay cũ thuộc 4 lĩnh vực ưu tiên xuống 13%/năm. Các lĩnh vực khác là dưới 15%/năm. Cá biệt sẽ có một vài ngân hàng miễn 100% lãi suất cho một số đối tượng đặc biệt. “NHNN sẽ tổ chức kiểm tra, nơi nào vi phạm, làm không nghiêm việc giảm lãi suất cho các hợp đồng cũ sẽ bị xử lý”, vị này nhấn mạnh.
Tuy vậy, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, dù đã có chỉ đạo của thống đốc nhưng không phải đơn vị nào cũng được tiếp cận với lãi suất 15%/năm. Không ít “ông chủ” phàn nàn, ngân hàng chỉ gật đầu giảm lãi suất với doanh nghiệp “khỏe” thay vì thực hiện đồng loạt như chỉ thị. Chia sẻ với Người đưa tin, đại diện một doanh nghiệp xây dựng tại Cầu Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Với những khoản vay mới, có vẻ ngân hàng “rộng hầu bao”, cởi mở hơn nhưng khi đề cập đến khoản vay cũ ngân hàng đều “bao biện”… phải chờ xem xét!?. Dù các ngân hàng đã công bố giảm lãi suất nợ cũ về 15% nhưng tất cả mới chỉ là lời nói, còn thực tế lại khá phũ phàng. Tôi có cảm giác, ngân hàng đang quay lưng phó mặc “sống chết mặc bay” khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Đặc biệt, doanh nghiệp bị cho rằng liên quan đến “ông” bất động sản nên ngân hàng dường như không mặn mà khi cho chúng tôi vay vốn”, vị này nói.
Đại diện doanh nghiệp này cũng kể tường tận hoàn cảnh của mình cho phóng viên: “Công ty tôi có ký hợp đồng vay vốn để mua thiết bị, vật tư với chi nhánh một ngân hàng lớn trên địa bàn Cầu Giấy. Tổng giá trị khoản vay trên 300 triệu đồng, lãi suất 18%/năm. Tiền chúng tôi đang bị đơn vị nợ có khi gấp đôi số tiền vay tại ngân hàng. Ngay cả tài sản thế chấp cũng gấp 5 lần khoản vay. Tháng trước đến hạn trả tiền, chúng tôi liên hệ ngân hàng tìm cách tháo gỡ khó khăn nhưng phía ngân hàng luôn từ chối gặp mà cứ phạt tiền chậm trả. Lãi suất nợ cũ chẳng những không được giảm mà chúng tôi còn bị phạt vì trả chậm”.
Cũng liên quan đến câu chuyện này, ông Đoàn Trọng Lý, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Approcimex cho biết, doanh nghiệp của ông có các khoản vay trên 300 tỷ đồng nằm rải rác ở 6 ngân hàng thương mại kể cả quốc doanh lẫn cổ phần. “Vừa qua, thực hiện chủ trương của NHNN, 3 “ông lớn” Vietinbank, Vietcombank, Agribank đã chủ động gọi điện thông báo doanh nghiệp của ông thuộc danh sách hưởng ưu đãi của chương trình này. Tuy nhiên, 3 ngân hàng thương mại cổ phần còn lại vẫn “bặt vô âm tín”. Chúng tôi liên lạc thì được biết, doanh nghiệp chưa được xét hoặc ngân hàng chưa có chủ trương gì”, ông Lý cho biết.
Đại diện doanh nghiệp này cũng tiết lộ, để doanh nghiệp được ngân hàng quan tâm thời điểm này thì phải không có nợ quá hạn và quan trọng là có một lượng tiền được đối tác luân chuyển thường xuyên qua tài khoản tại ngân hàng. “Trường hợp doanh nghiệp vừa nợ, tài sản không có thanh khoản, không có khả năng trả nợ, tăng trưởng doanh số không ổn định thì không dễ gì ngân hàng lại ưu ái như vậy”, ông Lý nhấn mạnh.
 
Theo NĐT

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Thực chất hay trấn an

TP - “Chia sẻ” là từ thường được lãnh đạo các ngân hàng (NH) sử dụng để nói về việc hạ lãi suất nợ cũ xuống 15%/năm. Nghĩa là, theo các vị đại diện NH, với việc hạ lãi suất này, NH phải hy sinh một phần lợi nhuận để cho doanh nghiệp (DN) và cứu DN.
>>Thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 

Thoạt nghe và thoạt nhìn những con số biểu thị sự “thiệt hại” của các NH đưa ra khi hạ lãi suất nợ cũ, dù dửng dưng đến mấy cũng phải thừa nhận và cảm kích bởi tinh thần trách nhiệm cộng sinh của các tổ chức tín dụng vốn chỉ biết lấy tiêu chí lợi nhuận làm chuẩn mực.
Khi cảm xúc lắng xuống, người ta tỉnh táo luận bản chất của câu chuyện kéo lãi suất nợ cũ xuống thấp.
habubank hết nợ nần
Phần lộ ra đầu tiên là nợ nần NH tăng cao. Sau một thời gian “nói loanh quanh”, gần đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải công bố một con số không lấy gì làm đẹp về…nợ nần: 202 nghìn tỷ đồng (chiếm 8,6% tổng dư nợ), trong đó không ít NH có mức nợ nần lên đến 50% tổng dư nợ.
Các chuyên gia cho rằng, nợ nần không chỉ dừng tại đó mà còn tiếp tục tăng lên bởi DN vẫn chưa trả được nợ. Điều đó cho thấy sự an toàn của hệ thống đang bị đe dọa nghiêm trọng và nhiều ngân hàng đang trong tình trạng nguy kịch.
Trong bối cảnh đó, cộng với tín dụng tăng thấp nhưng khả năng mở rộng tín dụng trong thời gian tới vẫn rất khó khăn, NH buộc phải tự cứu mình bằng nhiều giải pháp khác nhau, thậm chí cầu cứu Chính phủ mua lại nợ nần.
Kéo lãi suất nợ cũ xuống thấp cũng là một trong những cách dọn dẹp sổ sách, hạ tỷ lệ nợ nần và giảm tốc độ tăng tỷ lệ nợ nần, tức là một giải pháp tự cứu mình.
Đó chính là lý do tại sao các NHTM ủng hộ việc giảm lãi suất nợ cũ, dù chỉ là “hiệu triệu” kêu gọi của Thống đốc NHNN. Điều đáng nói trong hành động tự cứu mình đó lại bao hàm nghĩa cử cứu DN.
Nhiều chuyên gia nhận định việc giảm lãi suất nợ vay cũ chỉ là giải pháp tình thế nhằm xoa dịu dư luận hơn là đi vào thực chất giải quyết tình trạng lãi suất cao ngất ngưởng giết chết DN.
Cũng chính vì mục tiêu xoa dịu dư luận hơn là thực chất nên thời gian qua dù NHNN đã nhiều lần chỉ đạo hạ lãi suất cho vay (mới) và nhiều NHTM bề ngoài luôn “nhiệt liệt hưởng ứng” nhưng bên trong họ vẫn như một pháo đài kiên cố duy trì lãi suất cao.
Có nhiều lý do để các NHTM phớt lờ chỉ đạo của NHNN. Một, những yêu cầu này chỉ là mệnh lệnh hành chính, không có chế tài đi kèm, giám sát bắt buộc phải thực hiện. Hai, do vận hành theo cơ chế thị trường nên các NHTM phải lấy tín hiệu thị trường làm mệnh lệnh sống còn.
Điều đáng nói, dù biết yêu cầu các NHTM hạ lãi suất vốn vay cũ xuống 15%/năm thiếu những điều kiện cần và đủ để các NH và các DN thực thi, nhưng động thái này của cơ quan quản lý hé mở lối thoát cho bài toán cấu trúc lại nợ nần giúp nhiều DN cầm cự và tồn tại.
Các chuyên gia cũng cho rằng, nợ nần chỉ thật sự giảm khi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN ổn định trở lại. Cho nên, hệ thống NH cần phải đi vào giải quyết một cách thực chất các vấn đề đang tồn tại chứ không phải đưa ra những chiêu trấn an khi tính khả thi của nó lại vẫn tùy thuộc vào thịnh tình và thái độ của các ông chủ nhà băng.
Đại Dương

Nợ nần ngân hàng và giải pháp đề xuất xử lý của Vafi

 


(VEN) - Nợ nần ngân hàng đang là đề tài dư luận xã hội cũng như các cơ quan chức năng của Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tìm cách xử lý nợ nần cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế là việc làm cấp thiết hiện nay.
>>Thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Thời gian gần đây, thông tin về tỷ lệ nợ nần trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam được các chuyên gia, nhà quản lý cũng như một số tổ chức đánh giá tín nhiệm đưa ra rất khác nhau và có dấu hiệu gia tăng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cuối năm 2011 thì nợ nần trong toàn hệ thống ngân hàng mới chỉ là 3,39%; đến 31/5/2012, tổng hợp báo cáo của các tổ chức tín dụng cho thấy, tỷ lệ nợ nần khoảng 4,47%; sơ kết hoạt động ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ nần trong hệ thống ngân hàng tính đến ngày 31/3/2012 là 8,6%, tương đương 202.000 tỷ đồng; còn Tổ chức quốc tế Fitch Rating lại nhận định con số nợ nần hiện tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam là khoảng 13%; ngày 7/6 vừa qua, tại diễn đàn của Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng, tỷ lệ nợ nần trong hệ thống ngân hàng khoảng 10%.
habubank hết nợ nần
Tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII khai mạc ngày 16/7/2012, Ban Công tác Đại biểu đã đệ trình chương trình dự kiến kỳ họp thứ 10 sẽ có thêm 4 thành viên Chính phủ tiếp tục trả lời chất vấn, trong đó có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Theo đó, ông Bình sẽ phải giải trình các vấn đề về điều chỉnh lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khắc phục và giảm dần nợ nần trong hệ thống ngân hàng…
Mong muốn góp một phần cùng các nhà quản lý và các ngân hàng xử lý nợ nần, ngày 13/7/2012, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi) đã đề xuất 10 giải pháp, với 3 khuyến nghị các ngân hàng thương mại:
Thú nhất, chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ nần, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ để bù đắp tổn thất, làm tăng khả năng tài chính nội tại.
Thứ hai, có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý để giảm chi phí hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phòng tỷ lệ nợ nần.
Thứ ba, chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi. Trong trường hợp các doanh nghiệp nợ có lịch sử quản trị kinh doanh tốt thì có thể chuyển 1 phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn để hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại phát triển/hoặc chuyển nợ quá hạn, nợ nần thành cổ phần và chuyển vị thế ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Đây là thực tiễn thành công khá phổ biến của thế giới không những cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn của ngân hàng.
Và 7 đề xuất về cơ chế từ phía Nhà nước:
Thứ nhất, tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng lên 40%, nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài lên 25% hoặc 30% trên vốn điều lệ để tăng sức hấp dẫn thu hút vốn FII. Việc này thực hiện sớm khoảng 3 năm các ngân hàng thương mại có thể huy động thêm được vài tỷ USD.
Thứ hai, cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém. Nhiều nước châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia… đã rất thành công với giải pháp này giúp cho hệ thống ngân hàng của họ nhanh chóng hồi phục trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng 1996-2001.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng thương mại thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém. Việc hỗ trợ này là vì mục tiêu xử lý nợ nần và làm cho hệ thống ngân hàng thương mại mạnh lên. Thực tế, các ngân hàng mạnh họ chỉ tự nguyện mua lại các ngân hàng yếu kém khi thấy có lợi vì họ phải có trách nhiệm với các cổ đông.
Thứ tư, miễn các loại thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp… cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy phát triển thị trường này, thúc đẩy các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào thị trường mua bán nợ.
Thứ năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nghiệp vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm làm giảm lãi suất huy động, giúp cho các ngân hàng thương mại có điều kiện huy động vốn dài hạn, qua đó thúc đẩy tiến trình chứng khoán hóa các khoản nợ, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, tăng tính ổn định trong huy động vốn cho các ngân hàng thương mại.
Thứ sáu, cần có nhiều giải pháp hữu hiệu phá băng thị trường bất động sản. Hiện vẫn còn hàng triệu người chưa có khả năng mua nhà, nếu giá nhà chỉ ở mức vài trăm triệu đồng/căn thì nhu cầu thực tế là rất lớn. Nếu Nhà nước và doanh nghiệp bất động sản đáp ứng được nhu cầu trên thì chẳng những giải quyết được vấn đề an sinh xã hội mà còn đạt được mục tiêu phá băng thị trường bất động sản, nợ nần trong ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản…vì thế cũng sẽ giảm nhanh chóng. Để thực hiện việc này, cần nhanh chóng biến sáng kiến căn hộ nhỏ tối thiểu 25 m2 thành hiện thực; chính quyền địa phương (nhất là các đô thị lớn) cần đẩy nhanh thủ tục hành chính cấp, sửa đổi giấy phép xây dựng nhà ở để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng trong nước; nên giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho các ngành bất động sản và vật liệu xây dựng để giúp giảm giá thành xây dựng nhà ở, kích thích doanh số của các ngành này tăng nhanh từ đó tiền thuế giảm chưa hẳn đã bị giảm mà có còn tăng.
Thứ bảy, cơ cấu lại phân bổ ngân sách cho năm 2013 theo hướng tăng chi cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Việc này không đặt mục tiêu tăng thâm hụt ngân sách mà là tăng chi cho phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở giảm chi ở các ngành, lĩnh vực chưa cấp thiết để kích thích nhiều ngành kinh tế phát triển, qua đó góp phần giảm nhanh tỷ lệ nợ nần trong hệ thống ngân hàng thương mại./.
Lan Ngọc